Tham khảo các giải pháp Chống nóng Cách nhiêt hiệu quả
Nếu nắm được nguyên tắc chống nóng cách nhiệt cho kết cấu và đối lưu không khí trong nhà với kết cấu bao che mặt ngoài, bạn sẽ có thể có được giải pháp “hạ nhiệt” hữu hiệu cho công trình, ngôi nhà của mình trong những ngày nóng bức, với nhiệt độ lên cao.
Nhiệt độ được coi là nóng tức là nhiệt độ cao đến mức gây những cảm giác khó chịu, không thoải mái cho cơ thể con người. Nóng xuất hiện khi có nguồn nhiệt. Nguồn nhiệt lớn nhất chính là mặt trời. Có thể nói cái nóng mùa hè chính là ánh nắng mặt trời mùa hè. Về cơ bản, có thể hiểu đơn giản rằng chống nóng là cản không cho nhiệt năng truyền vào nơi sinh hoạt hay làm việc. Sau đây là một số giải pháp chống nóng cho công trình:
1. Giải pháp quy hoạch
Quy hoạch hợp lý về hướng nhà hạn chế bề mặt tiếp xúc với hướng mặt trời
Từ xưa, ông cha đã có câu: "Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam". Đó là một cách thức quy hoạch rất tự nhiên và đơn giản để tránh hướng mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây là bất biến. Hướng Nam là hướng đón gió mát, tránh được bức xạ của mặt trời. Tất nhiên đó là nhà ở dân gian trong cấu trúc làng - nông thôn.
Đô thị hiện đại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nên không thể chủ động tự lựa chọn hướng nhà. Nói như vậy không có nghĩa là vấn đề hướng bị phụ thuộc. Trong những điều kiện có thể, phải tối ưu hóa hướng cho công trình. Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở ghi rõ: "Đối với nhà ở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng Tây - Đông có diện tích bề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời".
2. Giải pháp môi trường, sinh thái
Cây xanh và mặt nước là những nhân tố lý tưởng cho môi trường
Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùng công trình kiến trúc. Cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặt công trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh...) cùng cây xanh điều hòa khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn.
Trong điều kiện độ ẩm không khí không bão hòa, mặt nước luôn có hiện tượng bốc hơi. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, chính vì vậy nó làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắn liền cùng đất tự nhiên; đều có độ phát xạ thấp, là những nhân tố hữu hiệu cho việc chống nóng ở quy mô tổng thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn. Hiện nay trong nhiều đô thị, tỷ lệ cây xanh, mặt nước với công trình xây dựng đang ở mức chênh lệch đáng báo động, cộng thêm những diện tích khác lại bị bê tông hoá ở mức cao (sân, hè, bãi đỗ xe...). Các bề mặt vật liệu này đều có độ phản xạ lớn, làm môi trường không khí nóng lên đáng kể.
3. Giải pháp kiến trúc
- Thông gió: bên cạnh việc đối lưu tự nhiên, giải pháp thông gió cưỡng bức được coi là một giải pháp hữu hiệu cho việc chống nóng khi đối lưu tự nhiên không hiệu quả. Các hệ thống thông gió được thiết kế hợp lý sẽ góp phần chống nóng, và nên tận dụng - kết hợp với giải pháp kiến trúc như giếng trời.
- Giếng trời là giải pháp tốt cho đối lưu không khí.
- Phun nuớc, phun sương: hệ thống phun sương gần đây được triển khai ứng dụng nhiều, trong các không gian công cộng như nhà hàng và cả nhà ở. Việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát.
4. Giải pháp xử lý mái
- Vật liệu lợp mái
Bạn nên chú ý đến vật liệu của mái. Nếu không kể đến những vật liệu truyền thống như rơm, rạ, gỗ thì ngói là vật liệu hiện đại tốt để chống nóng, tiếp theo là tôn, sau đó là bê tông và fibro xi măng. So với tôn, vật liệu ngói có thể giảm 40% - 50% hơi nóng nhưng giá thành ngói cao và thi công phức tạp hơn.
- Tuy nhiên, thời gian gần đây tôn là loại vật liệu bình dân được sử dụng rộng rãi để chống nóng. Hiện nay trên thị trường có loại tôn PU có đặc tính cách nhiệt. Nếu nhà bạn làm mái bê tông thì phải sử dụng nhiều những biện pháp hỗ trợ để chống nóng vì khả năng hấp thụ nhiệt của bê tông là rất lớn.
- Tôn PU có lớp cách nhiệt
- Bạn có thể tạo vườn cây trên mái là một bí quyết hay và đẹp. Cây xanh sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời, bạn còn có cả không gian tươi mát trong mùa nắng nóng. Việc tưới cây cho khu vườn sinh động đó cũng là mũi tên trúng hai đích giảm nhiệt cho mái và chăm sóc cây xanh. Tuy nhiên, việc này lại cần có nhiều không gian.
5. Sử dụng vật liệu Tấm 3D
Công nghệ 3D-panel cho công trình xây dựng khả năng chịu lực cao, có thể chịu được bão với sức gió 300 km/h, chịu được động đất 7,5 độ Richter. Những tấm 3D-panel với kết cấu 3 chiều hình thành bởi lưới thép đan vào nhau, ở giữa là lớp mút xốp vừa có tác dụng cách âm, cách nhiệt vừa giúp làm giảm khối lượng so với tường gạch hay sàn bê tông truyền thống. Mỗi mét vuông tường, sàn bằng tấm 3D-panel có khối lượng chỉ khoảng 60% so với tường gạch và sàn bê tông có cùng kích thước. Không chỉ thích hợp cho những chung cư cao tầng xây dựng trên nền đất yếu vì tiết kiệm chi phí gia cố móng, 3D-panel có thể thay thế hữu hiệu gạch xây dựng vốn phải khai thác tài nguyên đất.
- Những tấm 3D-panel được đúc sẵn theo thiết kế nên thời gian thi công nhanh và không đòi hỏi phải có giàn giáo rườm rà hay phương tiện cơ giới nặng nề. Nhờ vậy, nếu ứng dụng vào xây dựng nhà cao tầng thì chắc chắn giá thành phần thô của công trình sẽ rẻ hơn ít nhất 20% so với kỹ thuật xây dựng truyền thống.
Vật liệu Ngói ceramic tráng men có nhiều ưu điểm kỹ thuật: cường độ chịu uốn của viên ngói lên đến 900 kg/cm2, gấp 3 lần cường độ chịu uốn của viên gạch ceramic thông thường…chống nóng, chống ồn, chống rêu mốc cũng như chống thấm.
Tuy ngói là các loại vật liệu không mới nhưng mang lại hiệu quả chống nóng trong mùa hè khá tốt, đặc biệt là các loại vật liệu này tương đối phù hợp với đa số người có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà ở, tuy nhiên mức độ thuận tiện thì không đơn giản và kinh tế như mái tôn.
Xốp chống nóng và ốp trần nhựa chống nóng cũng là loại vật liệu thích hợp sử dụng trong những ngôi nhà cấp 4 hay những căn hộ chung cư, nhà đang sửa chữa, nâng cấp bởi loại vật liệu này có giá thành rẻ, thời gian lắp đặt nhanh nhưng lưu ý vấn đề chập điện hay cháy nổ.
Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng luôn đầu tư nhiều thời gian tìm ra được giải pháp xử lý nhiệt độ và không gian thoáng mát tối ưu không chỉ tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành xây dựng đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho con người và thân thiện với môi trường.
6. Công trình mới hay công trình hiện hữu đang sử dụng đều có thể sử dụng phương án chống nóng bằng Sơn Chống Nóng. Các chuyên gia cho rằng đây là phương án rất hiệu quả, kinh tế và tiện lợi.
Sử dụng Sơn chống nóng
Sơn chống nóng là vật liệu chống nóng dưới dạng sơn gốc nước cho hiệu quả cách nhiệt cao, làm giảm nhiệt độ bề mặt 10 – 20 độ C, tiết kiệm điện năng sử dụng đến 18%. Độ kết dính cao có thể thi công trên nhiều loại bề mặt vật liệu cần chống nóng như: các loại mái, tường, ống và bồn chứa bằng kim loại. Dễ thi công và không ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động, sản xuất, sinh hoạt.
Hiện nay, hiện nay ABS International Paint JSC đã cho ra đời thêm dòng sản phẩm sơn chống nóng INTEK chuyên dụng có nhiều ưu điểm vượt trội nhờ độ bám dính tốt, độ bền cao, đặc biệt là chịu mài mòn lên đến 10.000 vòng theo phương pháp thử JIS K 5960:1993 tại Quatest 3 và chống nóng hiệu quả cao làm giảm nhiệt độ bề mặt lên đến 12 – 26 độ C.